((¯`·.-.¸¸.·°¨*¤------»¤»o0o_ ^o học, học nữa, học mãi o^_o0o«¤«------¤*¨°·.¸¸.-·´¯))
-»°«-(¯`·..·´¯)-»° Welcome to Hoc4ever !-»°«-(¯`·..·´¯)-»°
((¯`·.-.¸¸.·°¨*¤------»¤»o0o_ ^o học, học nữa, học mãi o^_o0o«¤«------¤*¨°·.¸¸.-·´¯))
-»°«-(¯`·..·´¯)-»° Welcome to Hoc4ever !-»°«-(¯`·..·´¯)-»°
((¯`·.-.¸¸.·°¨*¤------»¤»o0o_ ^o học, học nữa, học mãi o^_o0o«¤«------¤*¨°·.¸¸.-·´¯))
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

((¯`·.-.¸¸.·°¨*¤------»¤»o0o_ ^o học, học nữa, học mãi o^_o0o«¤«------¤*¨°·.¸¸.-·´¯))

WElCOME TO HOC4EVER !
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Mạc ĐĨnh Chi

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Administrator
Administrator
Admin


Giới tính : Nữ
Cung hoàng đạo : Taurus

Tổng số bài gửi : 186
Điểm gửi bài : 243
Join date : 08/06/2009
Age : 28
Đến từ : Rừng lá phong đỏ

Mạc ĐĨnh Chi Empty
Bài gửiTiêu đề: Mạc ĐĨnh Chi   Mạc ĐĨnh Chi I_icon_minitimeWed Jun 17, 2009 8:33 am

Mạc Đĩnh Chi (chữ Hán: 莫挺之; 1280-1346) tự Tiết Phu 節夫, làm quan đời Trần Anh Tông. Ông được mệnh danh là lưỡng quốc Trạng nguyên do vừa là trạng nguyên của Việt Nam và cũng được phong làm trạng nguyên Trung Quốc khi sang sứ.
Mạc Đĩnh Chi là người làng Lũng Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Ông có tướng mạo xấu xí nhưng trí tuệ thông minh.
Năm 1304 đời vua Trần Anh Tông niên hiệu Hưng Long thứ 12, triều đình mở khoa thi lấy 44 người đỗ Thái học sinh (tiến sĩ). Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu, chiếm học vị trạng nguyên. Ông được cử giữ việc coi sóc thư khố của nhà vua, rồi chức Đại liêu ban,Tả bộc xạ (Thượng thư)... trông coi việc quân dân.Đặc biệt hai lần đi sứ Trung Quốc, ông đã dùng tài năng và phẩm chất thông minh của mình khiến người nước ngoài phải khâm phục.Một lần mừng nguyên Vũ tông ,một lần mừng THái ĐỊnh ĐẾ lên ngôi hoàng đế.Ông làm quan qua ba đời vua Trần :Trần Anh Tông ,Trần Minh Tông ,Trần hiến tông .
Năm 1346 ông mất .Khi Mạc Đăng Dung là cháu 7 đời của ông lên ngôi , truy phong ông là Huệ Cảm Linh Khánh Đại Vương ., lập địên Sùng Đức tại phần mộ ở quê nhà Lũng Động để tôn thờ ông .
Về Đầu Trang Go down
https://hoc4ever.forum-viet.net
Admin
Administrator
Administrator
Admin


Giới tính : Nữ
Cung hoàng đạo : Taurus

Tổng số bài gửi : 186
Điểm gửi bài : 243
Join date : 08/06/2009
Age : 28
Đến từ : Rừng lá phong đỏ

Mạc ĐĨnh Chi Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mạc ĐĨnh Chi   Mạc ĐĨnh Chi I_icon_minitimeWed Jun 17, 2009 8:35 am

Mạc Đĩnh Chi

Trời nổi cơn giông. Cơn mưa tai ác ập kéo đến giữa chiều. Từ trong rừng sâu hai mẹ con Mạc Đĩnh Chi vội vàng bó củi để gánh về bán cho nhà hào phú ở Lũng Động theo thường lệ.

Nhưng cổng nhà hào phú đã đóng chặt. Mạc Đĩnh Chi ái ngại nhìn mẹ rồi đặt gánh củi xuống bên đường, đẩy mạnh cánh cổng, nhưng cánh cổng làm bằng gỗ lim tấm, không nhúc nhích.

Mạc Đĩnh Chi boăn khoăn:

- Mình con ở lại chờ ngớt mưa rồi bán. Mẹ về trước đi.

Bà mẹ đứng nép vào bó củi, tránh cơn gió mạnh:

- Lần đầu đi, con biết bán thế nào? Con về nghỉ lấy sức mà học. Đằng nào mẹ cũng phải chờ. Mẹ phải chờ con ạ Bà mẹ nhắc lại giọng thiểu não.

Trong suốt đời mình không bao giờ Mạc Đĩnh Chi quên được cái nhìn buồn bã ấy của mẹ. Gương mặt mẹ lúc ấy như teo lại vì thấm rét, còn vì cả lo lắng nữa.

Chợt nhớ ra nhà hào phú có đứa con cùng học với mình một lớp, Mạc Đĩnh Chi tỏ ra thích thú, lên tiếng gọi bạn. Cuối cùng một nô gia ra mở cổng hai mẹ con Mạc Đĩnh Chi vừa gánh củi vào đến sân, thì một lũ chó, con nào con nấy béo nung núc nhảy xổ vào cắn. Theo bản năng, Mạc Đĩnh Chi vội đặt gánh, rút một thanh củi để chống chọi với đàn chó. Lập tức, từ trên nhà lớn, giọng một đứa trẻ quát:

- Họ nhà khỉ! Động đến con chó nhà tao thì cứ liệu hồn.

Nhận ra tiếng bạn, Mạc Đĩnh Chi vội nói:

- Đánh chó cho tôi với. Mạc Đĩnh Chi đây mà.

Mạc Đĩnh Chi sửng sốt khi nghe thấy bạn sừng sộ:

- Ai bạn với thằng khỉ! Muốn chết bảo ông!

Hai mẹ con Mạc Đĩnh Chi nín nhịn rồi vừa chống cự với đàn chó vừa gánh củi vào dãy nhà ngang. Câu chuyện tưởng đã xong. Nào ngờ khi Mạc Đĩnh Chi vừa định bước lên nhà trên thì lập tức bị ngăn lại. Vẫn giọng thằng bé con nhà hào phú:

- Ai mời mà mày dám vác mặt lên đây, làm bẩn nhà tao.

Bị xúc phạm đến nước ấy, Mạc Đĩnh Chi không nhịn được nữa. Nhìn thẳng vào kẻ đang chặn mình, Mạc Đĩnh Chi nói rành rọt:

- Tao không thèm đến nhà mày. Chỉ vì tao phải bán củi. Ngừng một lát, Mạc Đĩnh Chi nói tiếp, giọng khinh bỉ: Mày quên mất những lúc mày phải van lạy tao, nhờ tao làm hộ bài tập văn cho mày rồi sao?

Không ngờ bị Mạc Đĩnh Chi tố ra sự dốt nát của mình, tên can hào phú bù lu bù loa:

- Trời ơi! Nó dám hỗn hào, dám đến nhà người ta để bắt nạt người ta.

- Cái gì thế? Tên hào phú uể oải rời chiếc sập ngụ sơn sao thiếp vàng, gắt hỏi.

- Thằng Mạc Đĩnh Chi, con nhà bần tiện, bắt nạt con tên hào phú vừa đáp vừa khóc rưng rức như người bị oan thật sự.

Nghe con nói như vậy, tên hào phú nhảy xổ ra hiên. Nhưng, ngay lập tức hắn dừng lại. Hắn đã bắt gặp cậu bé con nhà nghèo khổ này ở đâu nà trông quen thế. Kìa, tướng mạo nó trông thật xấu: Người thì thấp bé, cái trán dô ra, miệng rộng, nước da đen cháy, nhưng đôi mắt lại thật lạ lùng. Hắn chưa thấy cậu bé nào có đôi mắt sáng như thế. Ai nhìn vào đôi mắt ấy cũng sinh lòng nể trọng. Hắn cố bóp óc suy nghĩ. À phải rồi, hắn đã gặp Mạc Đĩnh Chi và nghe cậu bé tự đọc bài thơ của mình trong buổi bình văn ở Lũng Động. Không ai ngờ cậu bé xấu xí ấy lại làm được bài thơ hay đến thế. Và, cũng qua thầy Lũng Động, hắn còn sửng sốt được biết rằng đứa trẻ nổi tiếng thần đồng và có tài học uyên bác mà cả vùng đồn đại bấy lâu nay chính là cậu bé con nhà tiều phu khốn khổ ấy. Bây giờ thì đứa trẻ hắn vừa phục vừa ghét ấy, đang đứng trước mặt hắn, ngay dưới thềm toàn thân rung lên vì rét. Lẫn lộn trong tình cảm vừa phục tài vừa ghen ghét, hắn cố ý lấy giọng đường bệ.

- À, vẫn cái thằng giống khỉ nhiều hơn giống người này. Mày lại dám so đọ tài năng với con cháu vàng bạc của ta à!

Mạc Đĩnh Chi nghiêm trang:

- Thưa ông! Tôi không hề có ý so đọ tài năng với con ông, và cũng không thể so đọ được ở chốn này. Chỉ vì con ông cậy gần nhà...

- Mày dám xách mé ví con tao là chó à tên hào phú cắt ngang câu nói của Mạc Đĩnh Chi, sừng sộ.

Bà mẹ Mạc Đĩnh Chi ngỡ ngàng trước tình huống ấy, vội vàng bước lại, giọng run lên không hẳn vì rét:

- Lạy cụ đoái thương cho tình cảnh mẹ con con. Cháu nó dại mồm dại miệng, cụ tha thứ cho nó, con được nhờ ơn cụ. Con đã gánh củi đến, cụ cho mẹ con con kẻ nghèo này đấu gạo.

Tên hào phú chưa kịp xua tay từ chối, thì cũng rất bất ngờ, hắn nghe thấy Mạc Đĩnh Chi nói với mẹ:

- Mẹ đừng nói thế, coi thường mẹ con mình đi. Con có lỗi gì mà mẹ phải xin. Ông ấy mua thì trả tiền bằng không thì thôi.

Nói rồi, Mạc Đĩnh Chi kéo tay mẹ về gánh củi trở về. Tên hào phú tức lộn ruột, nhưng hắn hoàn toàn bị động trước thái độ cứng rắn và phản ứng nhanh nhạy của Mạc Đĩnh Chi. Đến lúc hắn thấy cần phải trừng trị, bằng cách xua chó cắn chết hai mẹ con kẻ tiều phu, thì Mạc Đĩnh Chi đã đi xa. Hắn quay lại trút giận vào đứa con ngây thộn, vẫn khóc ti tỉ.

- Mày bằng lứa với nó, nhưng mày chỉ đáng xách tráp hầu nó thôi.
Về Đầu Trang Go down
https://hoc4ever.forum-viet.net
Admin
Administrator
Administrator
Admin


Giới tính : Nữ
Cung hoàng đạo : Taurus

Tổng số bài gửi : 186
Điểm gửi bài : 243
Join date : 08/06/2009
Age : 28
Đến từ : Rừng lá phong đỏ

Mạc ĐĨnh Chi Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mạc ĐĨnh Chi   Mạc ĐĨnh Chi I_icon_minitimeWed Jun 17, 2009 8:36 am

Giấc ngủ đã cho Mạc Đĩnh Chi sự bình tĩnh trở lại và những lời khuyên bổ ích. Sau đêm tưởng phải thức trắng vì bực mình, vì đói ấy, Mạc Đĩnh Chi tự nhủ: Phải quên những va vấp như thế nhanh chừng nào tốt chừng ấy. Hơn thế nữa, Mạc Đĩnh Chi sẵn sàng đón đợi những sự thật phũ phàng hơn. Mạc Đĩnh Chi không lạ gì thói đời kẻ giàu vẫn khinh miệt người nghèo. Mà người nghèo ấy lại là mình: Mồ côi cha từ sớm, tài sản không có gì đáng giá ngoài túp lều tranh bên ven rừng và mảnh vườn xơ xác. Chỉ thương mẹ vì mình mà phải chịu bao cực nhục, hết gồng thuê gánh mướn lại lên rừng kiếm củi, chắt chiu từng đồng để nuôi con qua khỏi bao nhiêu lần sài đẹn, ốm ho, bệnh hoạn, giữa bao lời đồn đại lẫn tiếng chê cười. Mẹ đã đơn giản đinh ninh một điều rằng, người ta nghèo khổ vì quá ngu dốt, nếu học được nhiều ắt có ngày thành đạt. Vì vậy, mẹ đã chịu đựng tất cả, hy sinh tất cả để cố nuôi cho con đi học. Biết con học sáng, mẹ rất vui lòng. Và, trong những năm tháng nhọc nhằn, tủi nhục, mẹ vẫn thường ao ước con sẽ có ngày đỗ đạt. Niềm tin ấy đã vực mẹ vượt qua tất cả. Hiểu lòng mẹ nên Mạc Đĩnh Chi càng cố tâm học tập. Vốn là cậu bé có tư chất thông minh lại phải sống trong cảnh mồ côi, bị người đời khinh rẻ, nên Mạc Đĩnh Chi sớm hiểu ý nghĩa cuộc đời. Đối với Mạc Đĩnh Chi, dường như chỉ có học tập, học tập thành tài mới là con đường đưa cậu bé thoát khỏi cảnh nghèo nàn và bị coi khinh. Hơn thế nữa, thời này đây phẩm giá thanh cao của con người cũng từ sự đỗ đạt mà nên. Vì vậy, không mấy lúc Mạc Đĩnh Chi ngơi đọc sách, nghiền ngẫm nghĩa sách. Không có đủ sách học, Mạc Đĩnh Chi mượn thầy mượn bạn. Mạc Đĩnh Chi cố học thuộc những cuốn sách quý. Không có tiền mua nến để học, Mạc Đĩnh Chi lấy củi thay thế. Hết củi, Mạc Đĩnh Chi đi kiếm lá rừng.

Nhưng đã đến lúc kho sách của thầy của bạn không đủ đáp ứng nhu cầu của cậu bé. Lấy đâu ra tiền để mua sách? Mạc Đĩnh chi loay hoay mãi mà chưa nghĩ ra. Mạc Đĩnh Chi đi kiếm củi thêm. Và, dù chẳng được bao nhiêu tiền nhưng là cách duy nhất để cậu bé có tiền mua sách. Từ đó, hàng ngày Mạc Đĩnh Chi vừa đi kiếm củi vừa học. Mạc Đĩnh Chi có gầy đi và đen thêm nhưng kiến thức ngày càng được mở mang.

Chỉ còn hai năm nữa mới tới kỳ thi Đình. Tự thấy mình không đủ dạy Mạc Đĩnh Chi, thầy đồ Lũng Động đã khuyên Đĩnh Chi theo học một người bạn mình vốn đã đỗ tam khôi đang ngồi dạy học ở vùng bên. Hôm chia tay, vì thương nhà Mạc Đĩnh Chi nghèo, thầy đồ đưa cho Mạc Đĩnh Chi ít tiền và ân cần căn dặn:

- Thời này sau ba lần đuổi giặc, đức vua biết nới sức dân, chú tâm tuyển chọn nhân tài mở mang nền thịnh trị thái bình cho dân nước. Vì vậy, con có cơ đồ đạt được công danh trên đường khoa bảng. Con là người có chí, có tài lại có đức, nhưng vì thuộc dòng cùng dân nên cái tài cái đức của con phải hơn người gấp bội mới mong được trọng dụng.

Mạc Đĩnh Chi rưng rưng nước mắt:

- Thầy đã xua tan cho con một lớp mây mù. Tạ ơn thầy chỉ giáo. Con tin theo lời thầy để cố công học tập. Ngừng lại một lát để nén xúc động, Mạc Đĩnh Chi tiếp, dáng ngần ngại thầy còn đông các em, con không dám nhận số tiền này. Lúc nào con cần sẽ xin thầy sau.

Thầy đồ thoáng buồn đỡ lấy bọc tiền Mạc Đĩnh chi đang cung kính trao lại. Đã từng dạy Mạc Đĩnh Chi bao nhiêu năm thầy đồ hiểu cậu bé khảng khái và cương nghị này không dễ bắt ép làm một việc gì mà cậu ta không cho là phải. Dầu vậy, thầy đồ vẫn có ý không bằng lòng. Nhưng ngay sau đó thầy đồ lại tự cắt nghĩa. Có lẽ nó thường bị người đời khinh rẻ do phận nghèo, nên mới khí khái quá đáng như thế. Và, cho đến lúc Mạc Đĩnh Chi ôm bọc hành lý đã đi xa, thầy đồ vẫn đứng nhìn theo mãi. Phải xa cậu học trò yêu, thầy đồ vừa vui vừa buồn. Vui vì thầy đồ thấy mình làm được một việc có nghĩa. Chắc rằng gặp được thầy dạy giỏi, sức học Mạc Đĩnh Chi sẽ mau chóng tấn tới. Từng dạy học lâu năm, nhiều người đã thành đạt, nhưng thầy đồ chưa thấy trò nào thông minh, có trí nhớ kỳ lạ, ứng đối nhanh nhẹn, nhất là có nghị lực như Mạc Đĩnh Chi. Thầy đồ buồn vì phải xa người trò vừa giỏi vừa ngoan. Đặc biệt điều làm thầy đồ băn khoăn là liệu Mạc Đĩnh Chi có đủ tiền gạo theo học đến đầu đến cuối không? Mặc dầu vậy, linh tính như báo trước: Một cậu bé có nghị lực phi thường đã từng chịu cảnh nghèo, khổ công học trong bao năm thì nay cũng sẽ vượt được tất cả.

Tin Mạc Đĩnh Chi đỗ trạng nguyên được lan truyền rất nhanh ở kinh đô. Ngay sau lễ truyền lô, nhân dân kinh đô Thăng Long xôn xao bàn tán về tài học có một không hai của vị tân trạng nguyên vốn là con nhà tiều phu xuất thân. Rồi họ nô nức kéo nhau đi xem mặt trạng. Nhưng cũng giữa khi ấy, trong triều đình lại xảy ra một việc trái thường. Lúc Mạc Đĩnh Chi vào ra mắt vua Trần Anh Tông trước khi đi giễu qua các phố thì thấy tướng mạo Mạc Đĩnh Chi quá xấu, vua chẳng nói chẳng rằng cho Mạc Đĩnh Chi lui và bắt hoãn các nghi lễ đón rước trạng. Vua cho vời quan chủ sự cuộc thi vào hỏi:

- Khanh đã xem xét kỹ lưỡng bài văn của các sĩ nhân chưa? Trẫm ngỡ rằng có sự nhầm lẫn nào chăng?

- Muôn tâu vương thượng! Thần và các quan chủ khảo cũng vì sợ sự nhầm lẫn đó mà đã xem đi xem lại nhiều lần. Thực tài Mạc Đĩnh Chi hơn nhiều người lắm.

- Trẫm phải xem lại lần nữa văn bài của Mạc Đĩnh Chi và mấy sĩ nhân được chấm đỗ cao.

Lập tức một xếp bài thi được đem đến. Vua Anh Tông chăm chú đọc lại các bài thi. Hồi lâu vua nói với quan chủ sự:

- Quả thật lý lẽ của Mạc Đĩnh Chi hàm súc, thanh thoát không sĩ nhân nào sánh được. Trẫm khá khen thay. Chẳng hay tính hạnh của Mạc Đĩnh Chi ra sao?

- Thật không ngờ con người sớm phải chịu cảnh mồ côi cha. Việc ăn học của Mạc Đĩnh Chi chỉ do một tay người mẹ hèn, làm nghề đốn củi chăn lo.

- Sao, con nhà tiều phu à? Vua ngắt lời viên quan, không giấu được vẻ sửng sốt thất vọng.

- Nhưng viên quan tiếp thần xin lấy đầu đảm bảo Mạc Đĩnh Chi là người cương trực, liêm khiết biết kính trên nhường dưới. Về mặt ứng đối lại càng sắc sảo. Con người ấy nếu biết dùng sẽ là người có tài kinh bang tế thế đời này.

Vua Anh Tông cau mày suy nghĩ rồi nói, giọng không vui: - Trẫm thật lấy làm tiếc, một người có tài nhường ấy mà lại là hạng cùng dân. Đã thế tướng mạo lại xấu xí. Trẫm thật tình không muốn cho đỗ.

Đêm ấy Mạc Đĩnh Chi thao thức không ngủ được. Hóa ra không phải bọn nhà giàu khinh rẻ kẻ nghèo mà chính vua cũng chê kẻ nghèo. Mới chỉ có mấy ngày sống ở kinh đô, bước đầu tiếp xúc với các văn võ bá quan, Mạc Đĩnh Chi đã học được bao điều không có trong sách vở. Trong thâm cung của sự thật bao giờ cũng chứa bao điều cay đắng Mạc Đĩnh Chi buồn rầu, nhận ra điều ấy. Lẽ nào leo cau đã đến buồng, cau đã cắt được rồi, mà bỗng dưng, chỉ vì phận nghèo, kết quả rồi lại xôi hỏng bỏng không! Ta lại phải rời kinh đô, trở về làng cũ, dùi dập bao năm dùi mài đèn sách, sôi kinh nấu sử. Hơn thế nữa, vùi dập cả bao mơ ước muốn đem những điều đã học để phụng sự cho đời hay sao? Mạc Đĩnh Chi suýt bật khóc khi nghĩ tới mẹ già từng chịu bao cay đắng, tủi nhục vì con và đang đỏ mắt trông chờ tin con. Từ đáy lòng Mạc Đĩnh Chi thấy dôi nên tình cảm yêu ghét xen lẫn lòng oán giận đối với triều đình vua Trần. Nhưng chẳng lẽ ta lại cam chịu số phận ấy một cách dễ dàng đến thế? Chẳng lẽ vua Anh Tông lại thiển cận đến mức ấy sao? Sau gần trọn đêm mất ngủ, một ý định chợt nảy ra: ít nhất cũng phải để cho vua thấy ta tuy nghèo nhưng là người có phẩm giá thanh cao, có chí thờ vua giúp nước như bao người quyền quý khác. Ý nghĩ ấy khiến Mạc Đĩnh Chi thấy tỉnh táo, minh mẫn hẳn lên. Ta phải viết một bài phú dâng vua nói được ý mình! Mạc Đĩnh Chi vùng dậy đốt nến, lấy nghiên bút thực hiện ý định. Mạc Đĩnh Chi viết bài phú rất nhanh. Viết nhanh, diễn đạt ý nghĩ của mình khúc chiết, sắc sảo, đó là chỗ mạnh của Mạc Đĩnh Chi; huống hồ ý tứ bài phú tuy mới dội lên hồi đêm, nhưng là những điều đã chất chứa, tích lũy qua bao nhiêu sách vở, qua bao nhiêu vị cay đắng, mặn chát cả cuộc đời. Vì vậy, không đầy một trống canh, bài phú dâng vua đã thảo xong. Mạc Đĩnh Chi buông bút, ngả người lên thành nghế đọc lại bài phú và hài lòng vì thấy đã gói gọn được ý mình. "Ngọc tỉnh liên" (hoa sen trong giống ngọc), đầu đề bài phú cũng thật hợp với hàm ý toàn bài. Nói được ý mình, Mạc Đĩnh Chi như thấy trút được những ấm ức trong lòng. Mạc Đĩnh Chi phấn chấn đọc lại những đoạn mà mình thích thú nhất.

- Chẳng phải như đào trần, lý tục; chẳng phải như trúc cỗi mai gầy.

Cầu kỷ phòng tăng khó sánh; mẫu đơn đất Lạc nào bì.

Giậu Đào lệnh, cúc sao quý được; vườn Linh Quân, lan sá kể gì.

Chợt Mạc Đĩnh Chi cảm thấy bài phú còn chỗ nào chưa thật như ý. Mạc Đĩnh Chi vội đọc lại lần nữa rồi căng óc suy nghĩ. Phải rồi, nếu chỉ làm rõ được phẩm giá thanh cao của mình thì thật chưa hoàn hảo. Phải thêm, chính ta là người có chí tiến thủ, muốn được như người xưa, đem tài năng đức độ cáng đáng những trọng trách gây đời thịnh trị cho dân nước. Và, ta có thể làm được những việc ấy chứ không phải bên trong trống rỗng. Chẳng qua số phận ta gặp nhiều trắc trở, không được thi thố hết sức mình. Nhưng dầu số ta có hẩm hiu như thế chăng nữa, những điều ta đọc được, học được để phụng sự cho đời cũng không dễ gì mai một. Rồi một lúc nào đấy, ta sẽ được mặc sức mà đem tài năng nối chí người trước, cứu cho khắp, giúp cho cùng muôn họ. Cần thêm những ý dù phải chép lại cả bài phú Mạc Đĩnh Chi tự nhủ và cầm bút ghi vội những ý nóng hổi:

- Không là bên trong trống rỗng không có gì. Than cho số phận thuyền quyên phần gặp nhiều trắc trở. Nếu cái cuống lá của ta vẫn đứng thẳng, thì mưa gió có hại gì."

Bài phú được dân lên vua. Vua Trần Anh Tông xem xong lại càng sửng sốt trước tài năng của Mạc Đĩnh Chi. Vua nói với văn thần:

- Trẫm chưa đọc bài phú nào hay đến thế. Không câu nào, chữ nào thoát ra khỏi khuôn phép của đầu đề. Phải là người có học vấn uyên thâm, có khí phách cao cường mới viết được bài phú như vậy. Một người như thế lẽ nào ta không cho đỗ trạng.

Quyết định của vua thật bất ngờ. Ngay ngày hôm đó, vua cho vời Mạc Đĩnh Chi vào cung và ra lệnh cho các quần thần phải làm đầy đủ mọi nghi thức đối với một vị tân trạng nguyên.

Vì cảm phục tài năng của Mạc Đĩnh Chi, vua Anh Tông phải cho đỗ trạng. Nhưng trong thâm tâm vua và các quan đại thần triều Trần đều không có ý trọng dụng vị tân trạng nguyên có tướng mạo xấu xí ấy. Vì thế, mấy năm rồi Mạc Đĩnh Chi chỉ được làm một chức quan nhỏ: Nội thư gia, chức quan ít quyền hành, không có điều kiện thi thố tài năng.
Về Đầu Trang Go down
https://hoc4ever.forum-viet.net
Admin
Administrator
Administrator
Admin


Giới tính : Nữ
Cung hoàng đạo : Taurus

Tổng số bài gửi : 186
Điểm gửi bài : 243
Join date : 08/06/2009
Age : 28
Đến từ : Rừng lá phong đỏ

Mạc ĐĨnh Chi Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mạc ĐĨnh Chi   Mạc ĐĨnh Chi I_icon_minitimeWed Jun 17, 2009 8:36 am

Nhưng rồi, có lần vua Anh Tông đã nhận ra sai sót của mình và phải trọng dụng Mạc Đĩnh Chi. Chuyện ấy cả kinh đô ai cũng biết. Giới văn thần từ đó càng khâm phục Mạc Đĩnh Chi hơn.

Ngày ấy, sứ nhà Nguyên sang nước Việt để thăm dò nhân tài. Đang trên đường tới Thăng Long, viên sứ đột ngột dừng lại ở trạm Xương Giang. Từ đấy, gửi cho vua Trần một phong thư và cố ý chờ không chịu đi tiếp. Thư đến Thăng Long, vua Anh Tông mở ra xem thì chỉ thấy một bài thơ ngụ ngôn như sau:

Lưỡng nhật bình đầu nhật
Tứ sơn điên đảo sơn
Lưỡng vương tranh nhất quốc
Tứ khẩu tung hoành giang

Thật là một bài thơ kỳ quặc, vua Trần chịu không hiểu. Vua hội các quần thần, nhưng luận bàn mãi không ai giải đoán ra được. Có người tâu vua, thử cho vời Mạc Đĩnh Chi đến hỏi. Nhưng Mạc Đĩnh Chi đã về quê hộ tang mẹ từ tháng trước. Chỉ cần trả lời chậm cũng làm nhục quốc thể; huống chi cả triều đình đang bó tay không hiểu. Chẳng đừng được, vua sai đem xe ngựa nghi trượng gấp đi đón Mạc Đĩnh Chi hồi triều. Vua cố ý dùng nghi lễ trang trọng đón vị trạng nguyên, cốt để xí xóa chỗ sai sót, lâu nay không trọng dụng tài năng của Mạc Đĩnh Chi.

Giữa lúc ấy Mạc Đĩnh Chi đang sống ở quê nhà, ngay ngôi nhà tồi tàn mà ngày xưa hai mẹ con đã sống, người tiều tụy hẳn đi. Nhác thấy nghi lễ đón mình quá trang trọng, Mạc Đĩnh Chi thoáng sửng sốt. Nhưng rồi vị trạng nguyên trẻ tuổi đã đoán ra:

- Có phải sứ nhà Nguyên đã sang đấy không Mạc Đĩnh Chi hỏi viên quan bộ lễ, khi viên quan này chưa kịp chào.

Viên quan bộ lễ kinh hoàng:

- Thật không ngờ quan trạng đã thấy trước được mọi việc. Vương thượng đang nóng lòng chờ quan trạng.

Mạc Đĩnh Chi Nghĩ thầm: Chắc có điều gì nan giải, ai nấy phải bó tay nên vua mới vời mình về. Vua đã bao giờ thực bụng dùng mình đâu. Nhưng linh tính như báo trước có việc hệ trọng lắm, nên Mạc Đĩnh Chi nén thương đau, bỏ qua những phật ý nhỏ nhặt vội lên xe ngựa.

Vừa tới kinh, vua Anh Tông an ủi Mạc Đĩnh Chi rồi vừa đưa phong thư của sứ Nguyên cho Mạc Đĩnh Chi, vừa nói:

- Sứ nhà Nguyên quen thói hống hách gửi cho trẫm thư này. Khanh khá vì trẫm để giảng giải ý nghĩa cho trẫm nghe.

Mạc Đĩnh Chi đỡ lấy bài thơ. Đọc xong vị trạng nguyên trở lại dáng hoạt bát, linh lợi thường ngày:

- Muôn tâu vương thượng, cái trò đánh đố nhỏ nhặt này bõ bèn gì mà vương thượng phải bận lòng suy nghĩ.

- Khanh nói sao? Vua hồ hởi, cắt ngang Ý tứ của bài thơ phải luận ra thế nào?

Muôn tâu vương thượng Đó là chữ Điền Và bài thơ có nghĩa là:

Hai nhật bằng đầu để sóng hàng

Bốn sơn xáo trộn dọc ngang.

Hai vương nghiêng ngửa lo tranh nước.

Bốn khẩu liền nhau ghép chữ vàng.

Vua vỡ nhẽ, nức nở khen:

- Khanh đã giúp trẫm giải được điều có thể làm nhục đến quốc thể.

Hiểu ra ý tứ bài thơ, giới văn thần vô cùng khâm phục Mạc Đĩnh Chi.

Sứ nhà Nguyên càng kinh hoàng hơn, bởi vì cũng chỉ ở nước nam này, ý nghĩa bài thơ cũng được khám phá.

Được vua Anh Tông cử đi sứ theo yêu cầu vua Nguyên, Mạc Đĩnh Chi vừa vui vừa lo. Vui vì đây là lần đầu tiên Mạc Đĩnh Chi được vua giao cho trọng trách, được có dịp đem thi thố những hiểu biết cống hiến cho dân nước.Lo vì nhà Nguyên là một triều đại lớn, chúng quen hống hách trịnh thượng, nếu mình có sai sót gì thì điều ấy sẽ làm tổn hại đến danh dự một nước. Bao người đi sứ trước đã chẳng phải chống chọi với bao nhiêu thách đố tinh vi, bắt nguồn từ sự khinh thị của tầng lớp thống trị một nước lớn đối với một nước nhỏ? Chẳng phải trong khi vua quan nhà Nguyên muốn đích ta phải đi sứ, họ vẫn xưng xưng gọi ta là bồi thần đó sao? Việc được giao nặng nề và khó khăn, nhưng chính vì thế Mạc Đĩnh Chi đã đón nhận trọng trách ấy một cách phấn chấn. Hơn thế nữa, việc đi sứ đã đặt cho Mạc Đĩnh Chi nhiều suy nghĩ. Mấy năm làm quan trong triều, được đi đây đó, nơi đâu chẳng có dấu vết bao cảnh tàn phá khủng khiếp của giặc Nguyên để lại. Ngay thành Thăng Long này, giặc Nguyên đã có lần san phẳng thành tro bụi tất cả. Ba lần kéo sang xâm lược với binh hùng tướng mạnh, với những đội quân chưa hề nếm mùi chiến bại trên các nẻo đường chinh chiến, gây đau thương cho biết bao dân tộc, xứ sở. Nhưng đến nước Đại Việt này, cả ba lần quân Nguyên đều bị đánh bại cho thất điên bát đảo, phải tháo chạy như lũ chuột về nước. Vậy mà chúng vẫn thường hạch sách, bắt vua tội nước Việt phải thuần phục chúng? Có thể nào lại vô lý như thế được? Mạc Đĩnh Chi nhói lên căm giận Chẳng lẽ kẻ ba lần đại bại lại ỷ thế nước lớn, đòi quyền này quyền khác, bắt kẻ chiến thắng phải thuần phục, theo thói lấy thịt đè người được sao? Chẳng hay tấy vua quan nhà Trần nhún nhường vì không muốn gây thảm họa binh đao nên nhà Nguyên ỷ thế mà làm già? Xuất phát từ những suy nghĩ ấy, Mạc Đĩnh Chi cứ tự nhủ: Trong lần đi xứ này, phải giữ vững tư thế của người chiến thắng, chống lại những đối xử bất công và thái độ khinh thị nước nhỏ của nhà Nguyên. Hơn thế nữa, tiếng nói của đoàn xứ Đại Việt ở triều Nguyên phải là tiếng nói đĩnh đạc của kẻ chiến thắng. Ta sẽ không gây sự căng thẳng dẫn đếmn mối hiềm khích giữa hai nước Mạc Đĩnh Chi thầm nghĩ cũng không tỏ ra sĩ diện của một nước dù nhỏ, nhưng đã lập lên kỳ công, đánh thắng kẻ thù mạnh hơn mình gấp bội. Trái lại, theo Mạc Đĩnh Chi, đi sứ lần này chính là cuộc đấu trí, đấu lý để tuyên ngôn dụng ý nước Đại Việt và nước Nguyên đều hùng cứ một phương và chống lại mọi sự khinh miệt, cậy thế nước lớn của người Nguyên, gìn giữ quốc thể. Người đi sứ vì vậy, tựa như người lính khi xuất trận, phải tỉnh táo giáng trả mọi đòn tinh vi từ mọi hướng, và mối bang giao hữu hảo giữa hai nước chỉ được kiến lập khi vua quan nhà Nguyên không dám coi thường nước Đại Việt.

Việc đi sứ đã vạch xong, thái độ đi sứ đã định rõ, Mạc Đĩnh Chi thấy thanh thản lạ thường. Chỉ còn việc cuối cùng là tự bồi bổ cho mình kiến thức uyên thâm, làm lợi khí cho những cuộc đấu trí trước khi lên đường. Cả về mặt này nữa, Mạc Đĩnh Chi cũng không dám coi thường. Vì vậy, mấy tháng ròng Mạc Đĩnh Chi không mấy khi rời khỏi nhà. Đĩnh Chi để toàn sức vào việc ôn luyện văn thơ, đọc kinh sử nước Nguyên, tìm hiểu phong tục người nguyên. Rồi, biết ai từng đi sứ, dù xa mấy, Mạc Đĩnh Chi cũng tìm đến hỏi điều hay lẽ phải cho bằng được.

Gần đến ngày đi sứ, vua Anh Tông cho vời Mạc Đĩnh Chi vào triều căn dặn:

- Lần này hoàng đế nhà Nguyên muốn trẫm cử khanh đi sứ chắc là muốn để thử tài khanh. Trẫm yên lòng vì biết khanh để công khó nhọc luyện tập văn sách, phòng khi phải dùng đến. Tuy thế, chuyến đi này khanh phải cẩn thận lắm mới được. Đừng để mềm quá người ta lên mặt cũng đừng thái quá sợ tổn hại đến mối giao ban giữa hai nước. Giao cho khanh việc lớn là để khanh đền ơn và báo ơn trẫm đó!

Mạc Đĩnh Chi cung kính đáp:

- Muôn tâu vương thượng! Việc học không biết bao nhiêu cho đủ. Nhưng thần xin gắng hết sức để khỏi phụ lòng tin của vương thượng. Thần đã nghĩ kỹ rồi Đĩnh Chi tiếp, sau một khắc yên lặng ta là nước thắng trận, cho nên trong mọi việc, ta phải giữ được tư thế đường hoàng của người thắng trận.

Vua Anh Tông không dấu được niềm vui.

- Khanh sẽ làm rạng danh nước Đại Việt đúng tầm vóc của nó. Ta tin nơi khanh vì khanh đã nói tới lẽ ấy. Mạc Đĩnh Chi lui rồi, vua Anh Tông nói với quần thần:

- Ta nghiệm rằng Mạc Đĩnh Chi nhỏ bé nhưng lúc nào cũng giữ được phong độ ung dung thư thái. Con người mẫn tiệp ấy sẽ lưu lại tiếng thơm ở nước người. Các khanh có nghĩ như vậy không?

Quần thần văn võ đều đáp:

- Chọn đi sứ lần này không ai hơn ngoài quan trạng.
Về Đầu Trang Go down
https://hoc4ever.forum-viet.net
Admin
Administrator
Administrator
Admin


Giới tính : Nữ
Cung hoàng đạo : Taurus

Tổng số bài gửi : 186
Điểm gửi bài : 243
Join date : 08/06/2009
Age : 28
Đến từ : Rừng lá phong đỏ

Mạc ĐĨnh Chi Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mạc ĐĨnh Chi   Mạc ĐĨnh Chi I_icon_minitimeWed Jun 17, 2009 8:37 am

Giai THoại:
Tích 1 :Đối mở ải
Mạc Đĩnh Chi đi sứ nhà Nguyên, đến cửa khẩu sai hẹn, quân Nguyên canh gác bắt phải chờ đến sáng hôm sau. Thấy sứ bộ Đại Việt cứ biện bạch mãi, viên quan phụ trách canh cửa ải thả từ trên lầu cao xuống một câu đối, thử thách sứ bộ Đại Việt nếu đối được thì họ sẽ mở cửa. Câu đối có nội dung như sau:
Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan
(nghĩa là: Tới cửa ải trễ, cửa quan đóng, mời khách qua đường cứ qua)
Một vế đối hóc búa đến 4 chữ quan và 3 chữ quá? Mạc Đĩnh Chi thấy khó, nhưng ông đã nhanh trí dùng mẹo để đối như sau:
Tiên đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối
(nghĩa là: Ra câu đối dễ, đối câu đối khó, xin mời ông đối trước).
Vế đối của ông có 4 chữ đối và 3 chữ tiên, đúng với yêu cầu câu đối của viên quan ấy. Tưởng lâm vào thế bí, hóa ra lại tìm được vế đối hay, khiến người Nguyên phải phục và liền mở cửa ải để đoàn sứ bộ của Mạc Đĩnh Chi qua biên giới.

Tích 2 : Bắn rụng mặt trời
Hoàng đế nhà Nguyên cho triệu sứ thần các nứơc vào bệ kiến , tiếp nhận phẩm vật mừng và trao đổi quốc thư , hoà ước …
Đến phiên sứ bộ Đại Việt , quan lễ tân xướng :
- Truyền chánh sứ An Nam , đệ nhất Tiến sĩ đệ nhất danh Nam triều , Trạng nguyên Mạc ĐĨnh Chi … dâng cống phẩm !
Nguyên Vũ Tông vốn nghe tin mấy ngày qua các văn thần của mình từng đấu trí với nhân vật này nơi quán dịch , đều thua cuộc cả . Vua lấy làm hậm hực ,nghi ngờ chưa rõ thực hư …
Nay loa lại tuyên đọc là Trạng nguyên nước Nam , nhưng sao nhìn người thấy kì dị , chẳng có cốt cách văn quan nho nhã , cũng không có dáng dấp đường bệ của một sứ thần . Với ý khinh miệt , vua Nguyên càng muốn tỏ ra trí tuệ và uy lẫm của bậc Thiên tử đại quốc , để các nứơc chư hầu nhỏ bé phải nể sợ bèn ra câu đối hăm doạ rằng :
-Nhật: hỏa; vân: yên; bạch đán thiêu tàn ngọc thỏ.
(nghĩa là: Mặt trời là lửa, mây là khói; ban ngày đốt cháy vầng trăng).
Mạc Đĩnh Chi hiểu rõ dụng ý tỏ vẻ kiêu ngạo của một nước lớn và cả mục đích đe dọa của vua Nguyên. Ông đã ứng khẩu đọc:
Nguyệt: cung; tinh: đạn; hoàng hôn xạ lạc kim ô.
(nghĩa là: Trăng là cung, sao là đạn; chiều tối bắn rơi mặt trời).
Vế đối rất chuẩn và tỏ rõ sự cứng rắn của người dân nước Việt, không run sợ và sẵn sàng giáng trả và làm thất bại kẻ thù.

Có thuyết nói rằng vì câu đối này của Mạc Đĩnh Chi, người phương Bắc đoán con cháu ông sau này sẽ làm việc thoán đoạt (ứng với hành động của Mạc Đăng Dung).
Về Đầu Trang Go down
https://hoc4ever.forum-viet.net
Admin
Administrator
Administrator
Admin


Giới tính : Nữ
Cung hoàng đạo : Taurus

Tổng số bài gửi : 186
Điểm gửi bài : 243
Join date : 08/06/2009
Age : 28
Đến từ : Rừng lá phong đỏ

Mạc ĐĨnh Chi Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mạc ĐĨnh Chi   Mạc ĐĨnh Chi I_icon_minitimeWed Jun 17, 2009 8:37 am

Tích 3 : Bốn quỷ - tám vua
Phục thì có phục tài hùng biện của ĐĨnh Chi , song về thi thơ kinh sử thì các văn thần triều Nguyên đâu dễ chịu thua ? Bởi vậy họ lại bày một cuộc chơi chữ , thách đố ông , lần này là đối chiết tự .Thấy Mạc Đĩnh Chi xấu xí , họ bèn lấy chữ Quỷ làm ý đối châm biếm ông :
-“Lị , mị , võng , lượng tứ tiểu quỷ .”
Nghĩa là : Lị, mị , võng, lượng là bốn con quỷ nhỏ ( Trong bốn từ lị , mị, võng , lượng đều có chứa từ quỷ )
Họ đắc ý lắm , tưởng rằng chơi chữ khó đến vậy , ĐĨnh Chi đành chịu thua . Dè đâu ông ứng biến :
- Cầm , sắt , tì bà bát đại vương
Nghĩa là :Cầm , sắt , tì bà tám vị vua .
Cầm , sắt , tì bà là tên ba loại đàn , trong mỗi tên đàn , đều có hai chữ vương bên trên
Ý đối “tứ tiểu quỷ “ đối lại với “ bát đại vương “ thật là cao quý . Chúng xấu hổ ,cúi gằm mặt , tự hiểu đã thua cuộc .

Tích 4 : Bậc vương văn chương
Thấy nhiều quan đầu triều đều bị Mạc Đĩnh Chi vượt qua , một viên quan từ hàng tả ban bước ra , đọc to vế đối rằng :
- An , nữ khứ , thỉ nhập vi gia
Có nghĩa là : Chữ An ,bỏ đi chữ Nữ , đưa vào chữ Thỉ ( con lợn) thành ra chữ Gia (nhà ) .
Bỏ người con gái ra , cho con lợn vào mà tạo thành một cái nhà , chẳng phải châm biếm ta quá sao ?
Ngay lập tức , Mạc ĐĨnh Chi dõng dạc :
- Tù, nhân xuất , vương lai thành quốc
Nghĩa là chữ Tù bỏ chữ Nhân (người ) thêm vào chữ Vương ( vua ) thành ra chữ Quốc .
Ý rằng nước ta tuy lâm vòng tù túng , bị nước khác đo hộ thật , nhưng từ khi lập vua mở bờ cõi ,đánh đuổi quân thù đã trở thành một quốc gia hùng mạnh .
Về Đầu Trang Go down
https://hoc4ever.forum-viet.net
Admin
Administrator
Administrator
Admin


Giới tính : Nữ
Cung hoàng đạo : Taurus

Tổng số bài gửi : 186
Điểm gửi bài : 243
Join date : 08/06/2009
Age : 28
Đến từ : Rừng lá phong đỏ

Mạc ĐĨnh Chi Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mạc ĐĨnh Chi   Mạc ĐĨnh Chi I_icon_minitimeWed Jun 17, 2009 8:38 am

Tích 5 : Chim hót lích chích
Ếch kêu ồm ộp
Mạc Đinh Chi lại được tái sắc phong làm chánh sứ , sang Đại nguyên để mừng Thái Thịnh Đế lên ngôi . Trên đường đi , thấy sứ đoàn An Nam chuyện trò cùng nhau , thanh điệu phát ra ríu ra ríu rít như tiếng chim chích hót , một tên quan Nguyên vốn bất mãn , chăm bẵm dò xét tự nãy giờ , mới thốt lên câu đối là :
“ Quých tập chi đầu đàm lỗ luận : Tri chi vi tri chi , bất tri vi bất tri , thị tri .”
Nghĩa là : Chim chích tụ tập đầu cành bàn sách Luận ngữ : Biết thì nói là biết , không biết thì nói là không biết , ấy mới là biết .”
Điều lý thú của vế đối này là các từ Tri , Vi , Chi được vận dụng liên tục tài tình thành chuỗi dài , khi đọc lên nghe như tiếng chim chích hót thật . Thích chí , chúng cười rộ , xì xồ bàn tán , tự tán dương mình .
Nhưng bỗng Mạc Đĩnh Chi cất tiếng đối lại :
“ Oa lâm trì thượng độc châu thư : Lạc dữ độc lạc nhạc , lạc dữ chúng lạc nhạc , thục lạc ?”
Ông dùng những từ ngữ trong sách Châu Ngữ của Mạnh Tử để đáp lại , mang ngạo ý học thức của các người chẳng khác gì ếch ngồi đáy giếng .
Bây giờ đến lượt sứ An Nam cười hể hả .

Tích 6 : Văn Điếu
Có lần Mạc Đĩnh Chi sang sứ đúng vào dịp người hậu phi của vua Nguyên mất. Lúc làm tế lễ, người Nguyên đưa cho Chánh sứ An Nam bài điếu văn viết sẵn, bảo đọc. Khi Mạc Đĩnh Chi mở giấy ra thì chỉ thấy viết có 4 chữ "Nhất" "-"(là một). Ông chẳng hề lúng túng, vừa nghĩ vừa đọc thành bài điếu văn:
Thanh thiên nhất đóa vân
Hồng lô nhất điểm tuyết
Ngọc uyển nhất chi hoa
Dao trì nhất phiến nguyệt
Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết!
Tạm dịch:
Một đám mây giữa trời xanh
Một bông tuyết trong lò lửa
Một bông hoa giữa vườn thượng uyển
Một vầng trăng trên mặt nước hồ
Ôi! mây tản, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết!
Bài văn khiến người Nguyên rất khâm phục.
Về Đầu Trang Go down
https://hoc4ever.forum-viet.net
Admin
Administrator
Administrator
Admin


Giới tính : Nữ
Cung hoàng đạo : Taurus

Tổng số bài gửi : 186
Điểm gửi bài : 243
Join date : 08/06/2009
Age : 28
Đến từ : Rừng lá phong đỏ

Mạc ĐĨnh Chi Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mạc ĐĨnh Chi   Mạc ĐĨnh Chi I_icon_minitimeWed Jun 17, 2009 8:38 am

Tích 7 : Kẻ tiểu nhân - người quân tử
Một lần Mạc Đĩnh Chi đến thăm phủ Thừa tướng nhà Nguyên. Trong phủ trang hoàng lộng lẫy, giữa phòng có treo một bức trướng to hình con chim sẻ đậu trên cành trúc trông rất thật. Mạc Đĩnh Chi ngỡ là chim sẻ thật đậu ngoài cửa sổ nên chạy đến chụp thì mới vỡ lẽ đó chỉ là bức hoạ. Thừa tướng và các quan quân nhà Nguyên đều phá lên cười và có ý châm chọc. Mạc Đĩnh Chi vội lấy bức họa xuống và xé toạc thành nhiều mảnh. Mọi người đều kinh ngạc. Bấy giờ ông mới nghiêm mặt giải thích:
Cành trúc tượng trưng cho người quân tử, chim sẻ chỉ kẻ tiểu nhân, vẽ chim sẻ đậu trên cành trúc là có hàm ý kẻ tiểu nhân lấn lướt người quân tử không hợp với đạo lý nên ông mới hủy nó đi. Thừa tướng ức vì mất bức trướng đẹp nhưng không thể cãi lý được.

Tích 8 : Gỗ thẳng đình to
Một hôm Mạc Đĩnh Chi cùng với phái bộ triều Nguyên đi chơi. Tới gần một cái cầu, chẳng may Trạng Việt Nam bị sa hố, phái bộ đều chạy lại để đỡ ông dậy. Để đùa vui, họ ra cho ông một vế câu đối:
Can mộc, hoành cừ, lục giả tương như tự đạo
(Nghĩa là: Gỗ thẳng, cầu ngang, đường đi ngỡ là đất phẳng)
Cái khó của câu này là ở chỗ dùng toàn tên người ghép lại. Theo đó, can mộc là Đoàn Can Mộc - một nhân vật đời Chiến quốc, Hoành Cừ: tên hiệu của Trương Tải - một triết gia đời Bắc Tống, Lục Giả: người nước Sở, giỏi biện luận, theo giúp Hán Cao Tổ, tương như: Lạn Tương Như, một nhân vật nổi tiếng đời Chiến Quốc, tự đạo: Giả Tự Đạo, người đời nhà Tống, một quyền thần chuyên chế.
Mạc Đĩnh Chi nhìn quanh nom thấy ở bên kia sông có cái đình dưới chân núi, nhân thế chỉ tay thẳng đình mà đối:
Đại đình, anh thạch, vọng chi nghiễm nhược Thai sơn
(Nghĩa là: Đình to, đá vững, nhác nom như thể Thiên Thai)
Câu này cũng dùng toàn tên người ghép lại như ở câu trên mà lại có ý khoáng đạt hơn nhiều, theo đó Đại Đình là một biệt hiệu của Thần Nông, an thạch tức Vương An Thạch thừa tướng đời Bắc Tống, Vọng Chí là người đời Hán, làm phụ chính cho Hán Nguyên đế (hai từ "nghiễm nhược" và "Thai sơn", các nhà nghiên cứu cho biết chưa tra cứu ra là ai).
Một lần nữa, người Nguyên lại phải khâm phục tài văn học của Mạc Đĩnh Chi.

Tích 9 : Lưỡng Quốc Trạng nguyên
Lại một lần khác, Mạc Đĩnh Chi cùng với sứ thần một số nước ra mắt vua Nguyên. Nhân có nước nào đó dâng chiếc quạt, vua Nguyên bắt sứ thần Đại Việt và sứ thần Triều Tiên đề thơ. Giữa lúc Mạc Đĩnh Chi còn tìm tứ thơ, thì sứ Triều Tiên đã viết liến thoắng. Ông nhìn theo quản bút đọc thấy sứ Triều Tiên viết hai câu chữ Hán, dịch nghĩa như sau:
"Nóng nực oi ả, thì như Y Doãn, Chu Công" (là những người được vua trọng dụng)
"Rét buốt lạnh lùng, thì như Bá Di, Thúc Tề" (là những người bị ruồng bỏ)
Với sự nhanh trí kì lạ, Mạc Đĩnh Chi liền phát triển hai câu thơ trên thành một bài xuất sắc, mô tả chiếc quạt:
"Chảy vàng, tan đá, trời đất là lò lửa, thì lúc ấy ngươi (chỉ chiếc quạt) như Y Doãn, Chu Công là những bậc cự nho (người tài giỏi)".
"Gió bấc lạnh lùng, mưa tuyết đầy đường, lúc ấy người như Bá Di, Thúc Tề là những ông già chết đói".
""Ôi! Dũng thì thành đạt, bỏ thì xếp xó. Chỉ có ta và người là như thế chăng?"
Bài của Mạc Đĩnh Chi làm xong trước, ý sắc sảo, văn lại hay, nên vua Nguyên xem xong cứ gật gù khen mãi. Vua Nguyên cảm phục tài và đức của Mạc Đĩnh Chi, và phong "Lưỡng quốc trạng nguyên" (trạng nguyên hai nước) và chữ do chính tay hoàng đế nhà Nguyên viết.
Về Đầu Trang Go down
https://hoc4ever.forum-viet.net
Admin
Administrator
Administrator
Admin


Giới tính : Nữ
Cung hoàng đạo : Taurus

Tổng số bài gửi : 186
Điểm gửi bài : 243
Join date : 08/06/2009
Age : 28
Đến từ : Rừng lá phong đỏ

Mạc ĐĨnh Chi Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mạc ĐĨnh Chi   Mạc ĐĨnh Chi I_icon_minitimeWed Jun 17, 2009 8:39 am

Còn đây là bài phú NGọc Tỉnh Liên .
Khách hữu:
Ẩn kỷ cao trai, hạ nhật chính ngọ.
Lâm bích thuỷ chi thanh trì, vịnh phù dung chi Nhạc phủ.
Hốt hữu nhân yên:
Dã kỳ phục, hoàng kỳ quan.
Huýnh xuất trần chi tiên cốt, lẫm tích cốc chi cù nhan.
Vấn chi hà lai, viết tòng Hoa San.
Nãi thụ chi kỷ, nãi sử chi toạ.
Phá Đông Lăng chi qua, trãi Dao Trì chi quả,
Tái ngôn chi lang, tái tiếu chi tha.
Ký nhi mục khách viết:
Tử phi ái liên chi quân tử gia!
Ngã hữu dị chủng, tàng chi tụ gian.
Phi đào lý chi thô tục, phi mai trúc chi cô hàn.
Phi tăng phòng chi cẩu kỷ, phi Lạc thổ chi mẫu đan.
Phi Đào lệnh đông ly chi cúc, phi Linh quân cửu uyển chi lan.
Nãi Thái Hoa san đầu ngọc tỉnh chi liên.

Tạm dịch là
Khách viết:
Dị tai! Khởi sở vị ngẫu như thuyền hề hoa thập trượng, lãnh như sương hề cam tỷ mật giả gia!
Tích văn kỳ danh, kim đắc kỳ thực.
Đạo sĩ hân nhiên, nãi tụ trung xuất.
Khách nhất kiến chi, tâm trung uất uất.
Nãi phất thập dạng chi tiên, thử ngũ sắc chi bút.
Dĩ nhi ca viết:
Giá thuỷ tinh hề vi cung,
Tạc lưu ly hề vi hộ.
Toái pha ly hề vi nê,
Sái minh châu hề vi lộ,
Hương phức uất hề tằng tiêu,
Đế văn phong hề nữ mộ.
Quế tử lãnh hề vô hương,
Tố Nga phân hề nữ đố.
Thái dao thảo hề Phương châu,
Vọng mỹ nhân hề Tương phố.
Kiển hà vi hề trung lưu,
Hạp tương phản hề cố vũ.
Khởi hộ lạc hề vô dung,
Thán thiền quyên hề đa ngộ.
Cẩu dư bính chi bất a,
Quả hà thương hề phong vũ.
Khủng phương hồng hề dao lạc,
Mỹ nhân lai hề tuế mộ.
Đạo sĩ văn nhi thán viết:
Tử hà vi ai thả oán dã.
Độc bất kiến Phượng Hoàng trì thượng chi tử vi, Bạch Ngọc đường tiền chi hồng dược!
Quýnh địa vị chi thanh cao, ái thanh danh chi chiêu chước.
Bỉ giai kiến quý ư thánh minh chi triều, tử độc hà chi hồ tao nhân chi quốc!
Ư thị hữu cảm kỳ ngôn, khởi kính khởi mộ.
Nga Thành Trai đình thượng chi thi, canh Xương Lê phong đầu chi cú.
Khiếu xương hạp dĩ phi tâm, kính hiến "Ngọc tỉnh liên" chi phú.

Nguồn : google.com.vn
Về Đầu Trang Go down
https://hoc4ever.forum-viet.net
Sponsored content





Mạc ĐĨnh Chi Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Mạc ĐĨnh Chi   Mạc ĐĨnh Chi I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Mạc ĐĨnh Chi
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» [Long fic] Thứ mà định mệnh gọi là Tình Yêu

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
((¯`·.-.¸¸.·°¨*¤------»¤»o0o_ ^o học, học nữa, học mãi o^_o0o«¤«------¤*¨°·.¸¸.-·´¯)) :: Kiến thức quanh ta :: Khoa học xã hội-
Chuyển đến