((¯`·.-.¸¸.·°¨*¤------»¤»o0o_ ^o học, học nữa, học mãi o^_o0o«¤«------¤*¨°·.¸¸.-·´¯))
-»°«-(¯`·..·´¯)-»° Welcome to Hoc4ever !-»°«-(¯`·..·´¯)-»°
((¯`·.-.¸¸.·°¨*¤------»¤»o0o_ ^o học, học nữa, học mãi o^_o0o«¤«------¤*¨°·.¸¸.-·´¯))
-»°«-(¯`·..·´¯)-»° Welcome to Hoc4ever !-»°«-(¯`·..·´¯)-»°
((¯`·.-.¸¸.·°¨*¤------»¤»o0o_ ^o học, học nữa, học mãi o^_o0o«¤«------¤*¨°·.¸¸.-·´¯))
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

((¯`·.-.¸¸.·°¨*¤------»¤»o0o_ ^o học, học nữa, học mãi o^_o0o«¤«------¤*¨°·.¸¸.-·´¯))

WElCOME TO HOC4EVER !
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Trạng nguyên Vũ duệ

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Administrator
Administrator
Admin


Giới tính : Nữ
Cung hoàng đạo : Taurus

Tổng số bài gửi : 186
Điểm gửi bài : 243
Join date : 08/06/2009
Age : 28
Đến từ : Rừng lá phong đỏ

Trạng nguyên Vũ duệ Empty
Bài gửiTiêu đề: Trạng nguyên Vũ duệ   Trạng nguyên Vũ duệ I_icon_minitimeFri Jul 24, 2009 3:20 pm

Vũ duệ (còn có tên là Vũ Công Duệ, tên lúc nhỏ là Vũ Nghĩa Chi ? -1520) người xã Trình Xá, huyện Sơn Vi, trấn Sơn Tây (nay thuộc huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ). Ông đỗ Trạng nguyên khoa Canh Tuất, niên hiệu Hồng Đức thứ 21 (1490) dưới thời vua Lê Thánh Tông. Ông làm quan đến Lại bộ Thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ chầu Kinh diên, được tặng hàm Thiếu bảo, tước Trịnh Khê Hầụ. khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà lê ,dụ dỗ ông làm quan cho triều mạc,ông bỏ trốn vào Thanh Hóa ,đến lam Sơn ,sửa mũ áo vái lạy lăng miếu tiên vương rồi đeo ấn tín của vua ,nhảy xuống biển THần Phù tự vẫn . Đến năm 1666,vua Lê Huyền tông vì mến tài năng ,lòng trung nghĩa của ông nên đã truy tặng lá cờ thêu hai chữ "Tiết nghĩa " ,phong ông làm thượng đẳng phúc thần ,cho dân lập đền thờ tại quê nhà .
Tương truyền: Lúc ông lên 4 tuổi ,ông bị đậu mùa, chết xác đã cứng .Bố mẹ nghèo quá nên đành bó thây ông vào chiếu đặt ở hiên nhà ,định sớm hôm sau đem chôn ,kẻo lây bệnh .Suốt đêm ,con chó ngồi canh xác ông .Đến sáng ,bố mẹ mấy lần đến khiêng xác đem chôn đều bị chó sủa dữ dội ,xua đi nó không đi ,đành chờ ...Đến chiều ,trời nổi mưa to gió lớn ,từ trong bó chiếu ú ớ tiếng khóc ,họ chạy ra xem thì đã ông sống lại .Ông là con nhà nghèo, bố mẹ không đủ gạo, tiền cho ăn học. Hằng ngày phải trông em, nấu nước cho bố mẹ đi làm đồng. Nhưng nhờ trời, ông rất sáng dạ, lại rất hiếu học. Như đã thành lệ, mỗi buối sáng khi ông đồ ngồi vào bục giảng, ông lẩm nhẩm đếm chừng 20 học trò hiện diện của ông, thì ông cũng không quên nhìn ra hè để ý "cậu học trò" không chính thức cõng em đứng ngoài hiên, có đôi mắt hau háu nhìn về phía ông. Phải đến quá nửa các em trong lớp ghen ghét không muốn cho đứa trẻ cõng em đến nghe lỏm bài học của mình. Trong bọn chúng, bụng thì tức tối nhưng không dám hé răng nói nửa lời, vì chúng đã hiểu ý thầy là mặc để cậu ta nghe giảng bài, chẳng thiệt hại gì. Quả là ông đã nghĩ như vậy thật, nhưng với một thời gian khá lâu, kể từ khi ông đồ bước tới lớp học này thì cũng quá nửa năm rồi còn gì, ấy thế mà cậu học trò lỏm kia vẫn kiên trì, chuyên cần tới lớp không chịu vắng một buổi. Rồi một hôm, ông đồ nảy ra ý nghĩ muốn đuổi khéo cậu học trò "học lỏm" kia bằng cách: nêu ra một câu hỏi khá hóc búa rồi bất chợt kiểm tra cậu ta. Nếu cậu ấy không trả lời được thì sẽ thẹn mà tự thoái, chứ không phải đuổi mất lời, tốn hơi sức. Nhưng nếu quả thực là cậu bé có tài năng mà đáp nổi câu hỏi thì ông sẽ tìm cách cưu mang. Trước khi kiểm tra "cậu học trò học lỏm", ông đồ lần lượt gọi các em học chính thức trong lớp trước. Ông đã hỏi quá nửa lớp nhưng chẳng em nào đáp được câu hỏi của ông. Bấy giờ ông mới dừng lại và hướng đôi mục kỉnh ra ngoài hiên, nơi có cậu học trò đang cõng em, đôi mắt còn đang chăm chắm nhìn về phía ông đồ ý chừng cậu ta muốn trả lời thay cho các bạn ở trong lớp. Thấy vậy, ông đồ ôn tồn hỏi: "Liệu con có đáp được câu hỏi của ta không?" . "Dạ, thưa thầy được ạ". Ông đồ gật đầu "Con thử nói xem sao". Cậu ta trả lời rất trôi chảy và mạch lạc. Ông đồ gật gật đầu tán thưởng. Cả lớp đều trố mắt kinh ngạc và thán phục. Bấy giờ ông đồ cũng mới biết tên em là Nghĩa Chi. "Cái tên Nghĩa Chi tuy đã hay nhưng chưa xứng với tài năng của con. Nay thầy đổi cho con cái tên là Duệ, liệu có vừa ý con không?". Nghĩa Chi vái tạ thầy rồi ra về. Ngay sau buổi học hôm ấy, ông đồ đến tận nhà vận động, khuyên nhủ cha mẹ cho Duệ đi học. Duệ đến lớp học chính thức chỉ vài tháng, cậu đã vươn lên hàng đầu. Cậu được thầy yêu, bạn mến. Vì học giỏi và hay thơ, đi thi đỗ giải nguyên. Vũ Duệ không chỉ học giỏi, mà đối đáp biện bạch cũng tài.

Một hôm có một người khách lạ đến đòi nợ, tới cửa hỏi ông: "Cha cháu đi đâu?". Ông trả lời: "Giết một người". "Mẹ cháu đi đâu?". Ông trả lời: "Sinh một người". Khách lấy làm lạ bèn hỏi nguyên do. Ông đòi thưởng. Khách nói: "Không dấu ta, ta xoá nợ đi cho". Ông bèn lấy miếng đất sét đưa lên tay xin khách làm dấu và cười đáp: "Cha tôi đi nhổ mạ, mẹ tôi đi cấy mạ, thế thôi". Khách lấy làm lạ. Hôm sau khách đến đòi nợ, ông đưa miếng đất sét có dấu tay của khách hôm qua và nhắc lại lời hứa, khách đành phải xoá nợ. Ông được cha cho đi học và lấy tiền nợ ấy giúp vào việc đèn sách.
Một lần nọ , ông đang nằm co trên lợp đầu làng ( loại cầu bắc qua sông xưa kia có mái lợp che để khách bộ hành qua lại dừng chân , trú nắng mưa ) mà học vì nhà ông thủng dột lỗ chỗ , lại mưa to gió rét . Quan Thái Phóng cùng binh lính cũng vừa đi ngang qua vào chỗ trú , ông vẫn nằm ỳ . Quan thét mắng vô lễ , điên cuồng định bắt tội ,ông đáp :
“ Tôi là học trò nghèo chẳng phải cuồng , biết Quan đến nhưng không dậy vái chào được vì rét quá co quắp cả chân tay .”
Quan bảo : “ Đã là học trò , phải biết làm thơ , nay cứ lấy tư thế nằm co của ngươi làm đề , lấy chữ cuồng làm vần , không xong , ta trị tội .”
Duệ vẫn nằm co ứng khẩu :
Ba gian cầu trống khổ mình ông
Rét quá nằm co há phải cuồng ?
Cá lớn nép vây miền Bắc Hải
Rồng Thiêng uốn khúc chốn Nam Dương
Một niềm trung ái lo cho trọn
Hai chữ công danh níu chẳng buông
Co khuất bao nhiêu thời có duỗi
Sang xuân êm ấm hãy ra tuồng .
Quan Thái phóng thấy bài thơ khí phách , biết là anh tài chưa lộ diện , ví mình như rồng cuộn mình ẩn nên vái chào kính trọng ….
60 năm sau khi ông tự vẫn chết , thời Lê Trung hưng triều đình cho đúc ấn tín mấy lần không thành . Vua bèn sai dân chài lặn xuống cửa biển Thần Phù , thì thấy ông nguyên vẹn như khi còn sống , mặc triều phục , ngồi khoanh , tay giữ chặt ấn tín của tiên vương .
Thi hài ông được an táng ở Sơn Vi và lập miếu thờ .
Thần ĐỒng đất việt :tập 5
http://www.quehuong.org.vn/vi/nr0503...ns071120150233
Về Đầu Trang Go down
https://hoc4ever.forum-viet.net
 
Trạng nguyên Vũ duệ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Trạng nguyên Lí Đạo Tái
» Trạng nguyên Việt Nam
» Trạng nguyên Lương Thế Vinh
» Lê Văn Thịnh - trạng nguyên đầu tiên của nước ta .
» Trạng Quỳnh

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
((¯`·.-.¸¸.·°¨*¤------»¤»o0o_ ^o học, học nữa, học mãi o^_o0o«¤«------¤*¨°·.¸¸.-·´¯)) :: Kiến thức quanh ta :: Khoa học xã hội-
Chuyển đến