((¯`·.-.¸¸.·°¨*¤------»¤»o0o_ ^o học, học nữa, học mãi o^_o0o«¤«------¤*¨°·.¸¸.-·´¯))
-»°«-(¯`·..·´¯)-»° Welcome to Hoc4ever !-»°«-(¯`·..·´¯)-»°
((¯`·.-.¸¸.·°¨*¤------»¤»o0o_ ^o học, học nữa, học mãi o^_o0o«¤«------¤*¨°·.¸¸.-·´¯))
-»°«-(¯`·..·´¯)-»° Welcome to Hoc4ever !-»°«-(¯`·..·´¯)-»°
((¯`·.-.¸¸.·°¨*¤------»¤»o0o_ ^o học, học nữa, học mãi o^_o0o«¤«------¤*¨°·.¸¸.-·´¯))
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

((¯`·.-.¸¸.·°¨*¤------»¤»o0o_ ^o học, học nữa, học mãi o^_o0o«¤«------¤*¨°·.¸¸.-·´¯))

WElCOME TO HOC4EVER !
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Nguyễn Đăng Cảo

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Administrator
Administrator
Admin


Giới tính : Nữ
Cung hoàng đạo : Taurus

Tổng số bài gửi : 186
Điểm gửi bài : 243
Join date : 08/06/2009
Age : 28
Đến từ : Rừng lá phong đỏ

Nguyễn Đăng Cảo Empty
Bài gửiTiêu đề: Nguyễn Đăng Cảo   Nguyễn Đăng Cảo I_icon_minitimeSat Sep 12, 2009 3:07 pm

Tích 1: Trí Nhớ Phi Thường

Năm Bính Tuất 1646,Đăng Cảo cùng em ruột là Đặng Minh ( Tuân )lên kinh đô thăng Long dự thi Đình.Chốn kinh kì quả nhiều sách hay lạ mà quê nhà không sao có được.Ham học hỏi mà lại ít tiền ( cũng như các em nay vào nhà sách thì mơ tơi trước cơ man hàng quầy sách truyện, mà mua thì bố mẹ chỉ cho phép mua vài quyển thôi là quý lắm rồi vì đồng tiền có hạn, đành tranh thủ đọ thêm tại chỗ vậy), sau khi lựa được cả tay nải ( một tấm vải chừng thước vuông, sau khi bỏ đồ vào, túm 4 đầu vải thắt chéo lại để đeo, xách như ba lô, giỏ ) sách, do chỉ đủ tiền cọc làm tin, nên anh em ông xin đem về nhà trọ trước, hẹn vài hôm người nhà ở quê mang ra sẽ trả đủ. Chủ tiệm sách bằng lòng.
Dăm bữa sau chủ tiệm đén nơi anh em ông trọ thâu nốt tiền sách còn thiếu, Đăng Cảo xin hoàn lại số sách vì người nhà không kịp tiếp tế. Thấy sách còn mới nguyên nên ngưiừi nọ cũng vui vẻ thu hồi.
Đăng Minh cứ tiếc rẻ mãi vì chưa đọc là bao, Đăng Cảo cười chỉ vào bụnh mình và bảo: “Sợ chú không học, chứ nếu cần các sách đó thì anh đã cất kĩ trong này!”.Chẳng mấy tin, Đăng Minh hỏi thử, dè đâu Đăng Cảo bảo em lấy giấy bút mà chép, rồi ông đọc tuần tự từng đầu sách không sai một chữ một câu khiến Minh chép không xuể, lắc đầu lè lưỡi bái phục. Chỉ trong dăm hôm mà ông học thuộc cả chồng sách, quả là trí nhớ hơn người, các bạn nhỉ.



Tích 2: Phơi Bụng Cho Khô Chữ

Rồi lần nọ, khi tiễn sứ nhà Thanh lên biên giới, trên đường đi mưa tầm tã, đồ đoàn ướt hết, tới ải quan thì trời hửng nắng, sứ Thanh dừng lại nghỉ ngơi, đem sách, tài liệu ra phơi. Thấy vậy, Đăng Cảo cũng trải chiếu, nằm ngửa, phanh áo ra phơi bụng, họ ngạc nhiên hỏi ông làm gì. Ông cười trả lời : “phơi bụng cho khô chữ!”
Cho là ông tự kiêu, vả cũng muốn thử tài, họ nói: “Chúng tôi thất lạc chính bổn (bản chánh) sách đại học(Đại học, Trung dung, Luận ngữ v.v, là tên các sách luận giảng về Lễ, Nhạc, v.v thuộc bộ sách ngũ kinh của Trung Quốc. Xưa kia các nho sinh phải học để thi cũng như những môn chính bắt buộc trong chương trình học ngày nay của các em.), phiền ông chép lại giúp.”
Đăng Cảo cầm bút chép một mạch hết chuơng này đến chương nọ hệt như sách khiến sứ Thanh kinh ngạc. Nể phục trí nhớ phi thường của ông, sứ Thanh mới tiết lộ cùng ông rằng: “Năm trước quan Thái sử nước tôi tâu lên vua rằng, nước Nam có sao Văn Khúc chiếu sáng ắt nhân tài nở rộ, nay điềm ấy quả ứng vào ông vậy!”



Tích 3: Khôn Ngoan Đối Đáp Người Ngoài
Khi sứ nhà Thanh sang sắc phong cho vua nước ta, đến cửa ải biên giới, họ dừng lại không đi tiếp, chỉ gởi đem về Triều một vuông gấm có 3 gạch ngang. Cả triều thần không ai hiểu người Thanh ngụ ý gì.
Vua cho triệu Đăng Cảo đến hỏi, ông cầm bút vạch thêm 1 nét dọc rồi kêu gởi trả để phúc đáp. Nhận được vuông gấm, sứ Thanh vội đến Thăng Long ngay. Vua hỏi ý nghĩa, ông đáp:
“Quẻ Càn” có 3 nét ngang, thêm vào nét dọc thành chữ “Vương”. Ý nói họ sang phong Vương và thử xem ta có hiểu không đấy thôi.
Lần Đăng Cảo làm Chánh sứ sang Trung Quốc. Vua Thanh cậy nước lớn, khinh tiểu quốc gia ta phải sang chầu nên ra một vế đối đầy miệt thị: “Lão khuyển lạc mao, do hướng đình tiền phệ nguyệt”.(Nghĩa là con chó già rụng lông, một mình tới trước sân sủa trăng.) Có ý ví von nước Nam ta yếu đuối nhược bệnh như con chó già, lết đến sân chầu, còn vua Thanh thì rực rỡ vòi vọi như trăng trên cao.
Đăng Cảo bụng giận sôi, nhưng thái đọ điềm tĩnh đối ngay: “Tiểu oa đoản cảnh, mạn cư tỉnh để khuy thiên”.(Nghĩa là: Ếch con ngắn cổ, cũng dám ngồi đáy giếng dòm Trời”.) Ý nói vua tôi nhà Thanh chớ ngạo mạn, tưởng đất nước mình là bá chủ mà không biết thế giới còn lớn rộng bao la, cũng như con ếch ngồi đáy giếng nhìn lên, thì thấy vòm không hơn vòm giếng.
Vua Thanh căm lắm, nhưng vì phục tài đối đáp và cái uy lẫm hiên ngang của sứ thần nước ta, chẳng hề kiêng dè trước đại quốc, nên từ đấy cũng bớt kiêu căng sách nhiễu nước Nam.
Công trạng lớn của ông là khiến vua Thanh hạ chiếu bãi bỏ lệnh bắt người Nam ăn vận theo lối Tàu để dễ bề đồng hóa phong tục, nhờ tài ngoại giao khôn khéo, đối đáp sắc bén, hợp lí hợp tình.




Tích 4: Gọi Thần Bằng Anh

Một năm, trời hạn hán to, thấy dân làng chuẩn bị làm lễ cầu đảo gọi mưa, ông giành chức lễ, hạ bút viết ngay bài sớ khấn thần rồi đọc to: “...Đã lâu, tôi từng nghe tiếng Anh, nếu nay quả Anh linh thiêng thì hãy làm mưa đi cho dân được nhờ…và làm sấm chớp, mây mưa, để cho mùa màng được tốt nhân dân no ấm, là công đức của thần linh vậy…” Dân làng nghe xong sợ khiếp vía vì nỗi xúc phạm thần nhân, vậy mà bỗng chốc mưa ngay, từ đấy về sau, mỗi lần đại hạn làng cứ dùng bài sớ độc đáo của ông mà kêu m0ưa gọi gió.
Đăng Cảo với đức tính trung thực, kiên quyết khi làm vị quan liêm, cũng chẳng thấy mặn mà với đầu óc mê tín thời bấy giờ vì hiểu biết vượt trội của ông, nên mới gọi thần bằng Anh mà chẳng sợ quả báo, vì lòng ngay thẳng chỉ mong dân được mùa ấm no.
Ngoài ra, ông cũng có óc khôi hài, hòa đồng và bình dị với mọi người. Một lần cùng đoàn lính hầu công cán ngang làng Đình Bảng, thấy cờ giăng trống mở, có hội cúng tế, ông bảo hạ cáng chờ ăn xôi thịt rồi một mình vào trước.
Gặp các vị chức sắc trong làng, ông xưng là người hát chèo xin hát mừng để được ăn cỗ.Khi đã được phép, ông đứng trước đình Thần mà hát:
“ Quân là Vua ngồi trên Ngai,
Thần là tôi chức Đô Đài.
Tử là con người gióng trống,
Phụ là cha đứng ở ngoài.”
Bô lão, chức sắc đầu làng quát trai tráng trói ông lại, qui tội phạm thượng, bổ báng thần linh. Nghe ồn ào, lính hầu ở ngoài kéo vào sợ quan Ngự Sử có bề chi. Khi biết ra ông là Đô Đài, cả làng xanh mặt, van lạy xin tha, mời ông lên chiếu trên xơi cỗ mà xá tội. Ông cười xòa dạy dọn tất ra đất rồi bất kể bô lão chức sắc, dân làng cùng lính hầu ngồi chung hết mà ăn uống trò chuyện vui vẻ, thân mật.
Về Đầu Trang Go down
https://hoc4ever.forum-viet.net
 
Nguyễn Đăng Cảo
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Trạng nguyên Lí Đạo Tái
» Trạng nguyên Vũ duệ
» Mu Pro-Việt, kỉ nguyên mới của MU ONLINE!
» Trạng nguyên Việt Nam
» Trạng nguyên Lương Thế Vinh

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
((¯`·.-.¸¸.·°¨*¤------»¤»o0o_ ^o học, học nữa, học mãi o^_o0o«¤«------¤*¨°·.¸¸.-·´¯)) :: Kiến thức quanh ta :: Khoa học xã hội-
Chuyển đến